Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian

Bánh chưng không chỉ là món ăn truyền thống ngày Tết cổ truyền mà còn là những vị thuốc dân gian chữa chứng bệnh tê phù, tiêu chảy, giải độc, mụn nhọt…


Bánh chưng ngon bởi sự hòa quyện giữa mùi thơm dẻo của gạo nếp, vị béo ngậy của thịt mỡ, vị ngọt bùi của đậu xanh, mùi thơm của tiêu hành và lá dong. Nhưng đằng sau vị ngon ấy còn là những bài thuốc cổ truyền của người Việt xưa.


Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian


1. Gạo nếp


Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, thơm dẻo, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị hư yếu, dùng trị đau bụng, nôn mửa và tiểu dưỡng chấp. Tinh bột gạo nếp dùng trị tiêu chảy. Cám gạo được dùng chữa bệnh tê phù và chống chứng nghẹn, thiếu máu.


Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian


Gạo nếp vị giàu chất bột (gluxit) là dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Nếu thiếu chất bột khi ăn dễ bị tụt đường huyết, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung, bụng đói cồn cào…


2. Đậu xanh


Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian


Theo y học cổ truyền, hạt đậu xanh vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chữa sốt nóng, tiêu khát (đái tháo đường), tả lỵ, mụn nhọt sưng tấy, loét miệng lưỡi và dùng giải độc.


Đậu xanh còn được dùng để làm nhân bánh tẻ, bánh nếp, nấu cháo, nấu chè, làm miến cũng rất ngon.


3. Thịt lợn


Thịt nạc có vị ngọt mặn, tính bình; vào tỳ vị thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, sốt cao, mất nước, ho khan, táo bón, đái tháo đường, suy kiệt thiểu dưỡng. Còn thịt mỡ vị ngọt, tính lương, vào phế, đại tràng. Có tác dụng bổ hư nhuận táo. Dùng cho các trường hợp ho khan, táo bón, khô da, nứt nẻ da.


Ngoài ra, thịt lợn là nguồn đạm không thể thiếu cho mọi lứa tuổi. Nếu trẻ em thiếu đạm sẽ chậm lớn, thấp bé khi trưởng thành. Người lớn tuổi thiếu đạm hay bị mệt mỏi, giảm cân…


4. Hạt tiêu


Hạt tiêu từ lâu được biết có tính kháng nấm, kháng khuẩn, làm tăng quá trình đông máu. Hạt tiêu dùng liều nhỏ có tác dụng tăng tiết dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tống hơi trong ruột ra ngoài, giúp ăn ngon. Liều cao có tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiết niệu. Ngoài ra còn có tác dụng diệt ký sinh trùng, đuổi các sâu bọ.


5. Lá dong


Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian


Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dong non được dùng làm thuốc giải độc, chữa say rượu, rắn cắn.


6. Muối


Muối có nhiều tác dụng nhưng phải kể đến là nhuận tràng, cân bằng dịch thể, cân bằng khoáng chất, điều hòa khí trong cơ thể, kích thích tiêu hóa, giảm hỏa, bổ âm, mát huyết, tiêu viêm giải độc, thường được dùng lúc bị tức ngực, đau bụng, đờm nhiều, đại tiểu tiện khó. Khi thiếu muối cơ bắp dễ bị chuột rút, hoa mắt, chóng mặt…


7. Hành củ ăn kèm bánh chưng


Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian


Hành có tác dụng hành khí tiêu thực, hoạt huyết giảm thống và giải được tà khí vong hàn, sát trùng, thông dương… ngăn ngừa chứng bụng đầy chậm tiêu, viêm nhiễm đường ruột, cảm cúm nhức mỏi, bí tiểu tiện, ngừa tai biến do huyết ứ…


Theo: ĐSPL



Bánh chưng ngày Tết - vị thuốc dân gian

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét