Ngày Tết cổ truyền đang đến rất gần, nhu cầu thực phẩm cũng tăng nhanh. Bữa cơm đoàn tụ ngày đầu năm cũng có nhiều món ăn hơn hẳn thường lệ. Vui Xuân mới, bạn cũng nên biết một vài thông tin về những thực phẩm kỵ nhau để tránh những vấn đề sức khỏe không đáng gặp phải.
1. Những thực phẩm không nên ăn cùng thịt gà
Thịt gà là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp Tết nhưng chỉ cần một chút sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng có thể làm mất giá trị dinh dưỡng của món ăn hoặc gây hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn kèm thịt gà.
- Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
- Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
- Cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
- Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
- Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
2. Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò
Cùng với thịt gà, thịt bò cũng là loại thực phẩm phổ biến trong dịp Tết. Dưới đây là những món không nên ăn kèm thịt bò.
- Đậu đen: Thịt bò giàu chất sắt thường được dùng để bổ máu, nhưng khi ăn cùng đậu đen sắt sẽ bị giảm hấp thu một cách nghiêm trọng. Bởi lẽ trong đậu đen rất giàu chất xơ thô, to khiến giảm hấp thu sắt. Để tránh tình trạng này các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 2 loại thức phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ.
- Thủy sản: Thịt bò và thủy sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau. Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương. trong thủy sản rất giùa calci và magie. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.
- Đậu nành: Đậu nành thuộc nhóm có nhiều purin. Chất này là nguyên nhân tạo ra acid uric gây ra bệnh gout. Thịt bò cũng vậy chứa nhiều purin là một trong những loại thực phẩm tọa ra nhiều uric. Chính vì vậy khi ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp. Và đối với bệnh nhân gout thì đây là sự kết hợp vô cùng nguy hiểm.
3. Những thực phẩm không nên ăn kèm thịt lợn
Không chỉ ngày tết, thịt lợn là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Thịt lợn tuy phổ biến nhưng cũng cần chú ý một vài thực phẩm kiêng kị sau:
- Thịt bò: Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
- Gan: Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
- Đậu tương: Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
- Rau thơm: Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Theo: depplus/ mask
Tết đến gần, chú ý những thực phẩm kỵ nhau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét