Chỉ ăn bằng tay phải, cấm béo phì, đặt tên trẻ em theo sự kiện hay tục ném trẻ sơ sinh để lấy may cho chúng là bốn trong số 10 tập tục, truyền thống thú vị tại châu Á – châu lục đang ngày càng có ảnh hưởng trên toàn thế giới.
1. Sinh nhật của cả nước
Tại Việt Nam, cứ đến năm mới là tất cả mọi người thêm một tuổi. Có nghĩa là, giống như người Hàn Quốc, người Việt Nam tính số tuổi bằng số Tết mà họ trải qua. Vì thế, một đứa trẻ mới 1-2 tuần tuổi cũng được tính là một tuổi khi sang năm mới.
2. Lễ hội bắn súng nước tại Thái Lan
Năm mới của người Thái được tổ chức từ ngày 13 -1 5 tháng 4. Được biết dưới tên gọi lễ hội Songkran, hoạt động chính của lễ hội là bắn nước pha trộn với bột. Theo truyền thống, vào ngày này, nước được tưới lên các tượng Phật và mọi người dùng nước đó vẩy vào người thân của mình để lấy may mắn. Nhưng bây giờ, lễ hội là dịp để mọi người vui chơi với súng bắn nước.
3. Trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới
Sự thật: trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới là một thị trấn bị bỏ hoang.
Năm 2005, tỉ phú người Trung Quốc Alex Hu Guirong bắt đầu xây dựng trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới tại Đông Quan, Trung Quốc. Rộng hơn 2 triệu m2, trung tâm Mua sắm mới của Nam Trung Quốc có sức chưa 2,350 cửa hàng không kể một roller coaster ngoài trời, một kênh gần 4km. Duy nhất một vấn đề đó là không ai muốn thuê cửa hàng tại đây.
Từ 2005 tới nay, chỉ có 1% diện tích khu này được sử dụng. Những người thực sự làm việc ở đây chính là nhân viên bảo vệ. Lý do thất bại: Dân số chỉ hơn 10 triệu và hầu hết là công nhân của các nhà máy công nghiệp – những người quá nghèo và bận rộn để mua sắm xa sỉ. Ngoài ra, phải mất vài tiếng đồng hồ để đến được đây.
4. Giáng sinh Triều Tiên
Sự thật: Bắc Triều Tiên có ngày Giáng sinh riêng của mình.
Tại Bắc Triều Tiên, mọi người không tổ chức Giáng sinh. Thay vào đó, họ ăn mừng ngày sinh nhật của mẹ Kim Jong Il, vào đúng ngày 24 tháng 12. Ngoài ra, họ kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” vào ngày 27/12 và vào năm mới, mọi người tới viếng thăm nơi ướp xác của Kim Il Sung (người bắt đầu chiến tranh Triều Tiên).
5. Trung Quốc chỉ có duy nhất một múi giờ
Lãnh thổ Trung Quốc rộng 5,200 km – trùm qua 5 múi giờ (Mỹ có 4 múi giờ). Mặc dù vậy, Trung Quốc chỉ có duy nhất một múi giờ kể từ sau khi chấm dứt nội chiến năm 1949.
Lý do: sau khi nội chiến kết thúc, Trung Quốc muốn người dân của mình cảm thấy sự hiệp nhất của quốc gia, vì thế họ quy định đất nước chỉ có một múi giờ. Điều đó có nghĩa là tại Bắc Kinh, mọi người nhìn thấy mặt trời mọc lúc 6.00 nhưng tại những vùng phía tây như Tân Cương, phải 2h sau đó người dân mới nhìn thấy mặt trời.
6. Không được phép béo phì tại Nhật Bản
Nhật Bản hiện nay được coi là quốc gia gầy-hoá trên thế giới. Và họ đã ban ra một đạo luật: cấm không được béo phì. Theo luật này, đàn ông trên 40 tuổi vòng eo không được quá 85cm và phụ nữ không được quá 90cm.
Lý do: gầy thì sẽ khoẻ mạnh hơn. Những công ty nào có nhiều nhân viên vượt quá quy định này sẽ bị phạt. Những ai vi phạm cũng sẽ phải đi tư vấn và được chính phủ phê duyệt chế độ ăn để giảm béo.
7. Dân số thế giới
Sự thật: Dân số Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 1/3 dân số thế giới.
Năm 2012, tổng dân số của 2 nước là 2.5 tỉ người. Dân số tại Tứ Xuyên nhiều hơn Hy Lạp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Guatemala, Áo, Malyasia, New Zealand, Úc và Canada cộng lại. Trong khi đó, Tứ Xuyên chỉ là tỉnh có dân số lớn thứ 4 tại Trung Quốc.
8. Ném trẻ sơ sinh để lấy may
Tại vùng núi Solapur, Ấn Độ có một tục lệ lạ. Trẻ sơ sinh sẽ được ném xuống một miếng vải do các nhà sư căng ra để cầu cho các bé may mắn, khoẻ mạnh và can đảm. Đứa trẻ sẽ được ném từ độ cao 15m. Tục lệ Hồi giáo này đã được thực hành hơn 500 năm qua và vẫn giữ nguyên cho tới ngày hôm nay. Nghi lễ nghe có vẻ nguy hiểm nhưng người dân tại đây nói rằng chưa từng một bé nào bị thương do tập tục này.
9. Ăn bằng tay
Sự thật: Người Ấn Độ ăn bằng tay phải và vệ sinh bằng tay trái.
Lý do: người Ấn Độ không dùng giấy sau khi đi vệ sinh, họ múc nước bằng tay trái và rửa. Tại các khách sạn, nhà hàng phục vụ người nước ngoài, có thể dễ dàng tìm thấy giấy vệ sinh. Nhưng tại các toilet khác trên toàn quốc, rất khó có thể kiếm được giấy. Ngoài ra, sử dụng tay trái vào bất cứ việc gì cũng bị coi là xúc phạm người khác (như bắt tay, hoặc đưa tiền).
10. Tên của trẻ em Trung Quốc
Sự thật: Trẻ em Trung Quốc được đặt tên theo sự kiện.
Năm 1992, Trung Quốc nộp đơn xin đăng cai Olympics năm 2000. Cùng năm đó, có 680 trẻ em được đặt tên Aoyun, có nghĩa là “Trò chơi Olympics”. 15 năm sau đó có hơn 4.000 trẻ em tiếp tục mang tên Aoyun và xu hướng này tiếp tục gia tăng khi quốc gia này tuyên bố đăng cai Olympics năm 2008.
Những cái tên phổ biến khác (sau khi dịch nghĩa) là: “Bảo vệ Trung Quốc”, “xây dựng tổ quốc”, “Du hành vũ trụ”, v.v.
Theo: depplus/ mask
10 tập tục thú vị của châu Á
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét