Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Đàn ông suy nghĩ gì về đồ lót của phụ nữ?

“Tôi dị ứng nhất với phụ nữ mặc quần áo lót kiểu mẹ tôi vẫn mặc… Quần vải cotton có cạp quần cao lên tới tận vòng eo vải dầy hai bên hông. Eo ôi! Nhìn như thế thì ai còn cảm hứng nữa”.


Đấy là những gì đàn ông cảm nhận về bộ trang phục “thầm kín” nhất của cánh má hồng.


“Chẳng có gì hụt hẫng hơn khi đi chơi với một cô gái xinh đẹp, đưa cô ấy về nhà, từ từ cởi lớp quần áo của nàng ra và nhìn thấy bộ đồ quá cũ, chiếc áo bra có vẻ như dùng đã lâu… Điều ấy không khỏi khiến cánh đàn ông chúng tôi cảm thấy thất vọng!”.


Đàn ông suy nghĩ gì về đồ lót của phụ nữ?
Hãy để điều “bí ẩn” đằng sau lớp quần áo được bao bọc trong những thứ tuyệt vời nhất


Nếu yêu cầu đấng mày râu lập một danh sách những kiểu phụ nữ làm đàn ông mất hứng trong cuộc phỏng vấn về đề tài “những kiểu phụ nữ khiến đàn ông muốn tránh xa”, chắc hẳn các anh chàng không nghĩ có ngày phải liệt kê cả mẫu người này. Nhưng các chị em sẽ phải bất ngờ với số nam giới phàn nàn về chuyện tưởng rất nhỏ ấy, và những cụm từ họ thường nhắc đến bao gồm:


- Underwear giống kiểu mẹ hoặc bà tôi vẫn thường mặc.


- Quần lót giãn với mức không thể ôm vừa cặp mông của cô ấy.


- Áo bra trông như miếng bảo vệ ngực, chẳng khác gì tấm khiên vì chúng có vải dày và hàng đống móc. Chúng tôi không hề muốn đụng chạm vào tấm khiên quá vững chắc như vậy, chúng tôi muốn thứ gì đó mềm mại hơn.


- Áo lót không vừa (quá rộng hay quá chật) làm biến dạng vòng 1. Chúng có thể trở nên bị chèn ép hoặc không được căng tròn đầy đặn.


Đàn ông suy nghĩ gì về đồ lót của phụ nữ?
Phái mạnh chẳng bao giờ muốn nhìn thấy cô nàng của mình trong bộ đồ lót giống như của bà ngoại


Đàn ông là những kẻ thích hưởng thụ cái đẹp, chẳng vì thế mà người ta có câu “con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt”. Chỉ cần tiểu tiết nhỏ cũng đủ chàng hứng thú hoặc bay mất cảm xúc. Đàn ông cảm thấy mình được tôn vinh, được hưởng thụ khi ngắm nhìn cơ thể của phụ nữ trong các thiết kế đồ lót gợi cảm và cuốn hút.


 


Đàn ông suy nghĩ gì về đồ lót của phụ nữ?


Tại sao các quý ông lại quan tâm tới điều này? Bởi lẽ những gì cô gái mặc khiến đàn ông cứ không thôi nghĩ tới mẹ của họ với hình ảnh chiếc quần nhàu nát, cái áo từ thời “ô kìa” làm anh ta hết sạch hứng thú. Điều này gây nên sự chán nản tột độ.


Ngoài ra khi đàn ông nhìn thấy những bộ quần áo lót xấu xí, anh ta sẽ nghĩ ngay tới việc cô nàng chẳng quan tâm gì tới bản thân, không để ý tới cảm xúc của đối phương và tình dục không khiến cô ấy quan tâm bất kể chàng trai có hấp dẫn tới đâu.


Phụ nữ hãy nhìn lại bản thân và đừng tiếc tiền để mua một bộ đồ lót tử tế, trừ khi bạn đã thực sự muốn bỏ ý định hẹn hò với một nửa thế giới. Thậm chí đơn giản hơn, một bồ đồ lót giúp bạn tôn vinh những đường cong sẵn có sẽ giúp bạn vui vẻ cả ngày ngay khi bạn biết rằng, sức quyến rũ từ cơ thể ngọc ngà luôn có những đôi mắt bám theo đầy ngưỡng mộ!


Theo: MASK


 



Đàn ông suy nghĩ gì về đồ lót của phụ nữ?

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Bún thịt luộc sấu kho cực ngon cho ngày hè

Bún thịt luộc sấu kho có cách làm rất nhanh gọn: bạn hoàn toàn có thể hoàn thành món này trong vòng 30 phút!



Nguyên liệu:


- 300g thịt ba chỉ hoặc loại thịt nào có cả nạc và mỡ là được

- 500g bún tươi


- 8 – 10 quả sấu


- 1 củ hành khô, 3 tép tỏi


- 1-2 quả ớt, nước mắm, đường, dầu ăn.


Cách làm:



Thịt rửa sạch, cho vào nồi luộc chín.



Trong lúc luộc thịt bạn tranh thủ chần bún với nước sôi.



Nhặt rửa sạch rau sống rồi để ráo.



Hành tỏi bóc vỏ, bằm nhỏ. Nếu bạn ăn cay nhiều thì bằm thêm 1 quả ớt, còn nếu ăn cay ít thì để ớt nguyên quả để kho cùng sấu. Pha 1/3 bát nước mắm độ đạm thấp với khoảng 2 muỗng canh đường.



Làm nóng nồi với 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành, tỏi và ớt vào phi thơm.



Trút bát nước mắm đường vào đun sôi.



Thêm sấu và chút nước tùy thích, đun đến khi sấu mềm (khoảng 10 phút) thì tắt bếp.



Lấy sấu kho ra bát, thái thịt vừa ăn. Ăn bún kèm thịt, sấu kho và rau sống.


Bún thịt luộc sấu kho thực sự là một trong những “món ăn của mùa hè”, không chỉ bởi mùa hè là mùa sấu, mà còn do cách làm rất nhanh gọn: bạn hoàn toàn có thể hoàn thành món này trong vòng 30 phút. Bún ăn kèm thịt, chấm trong nước sấu kho chua cay mặn ngọt vừa phải, thêm chút rau sống vừa mát giòn, hẳn sẽ khiến cả nhà hài lòng!



Tùy theo sở thích bạn có thể dầm sấu hoặc để nguyên quả nếu không thích món sấu quá chua. Món bún thịt luộc sấu kho cũng rất tiện để bạn mang đi làm cho bữa trưa công sở nhanh gọn và đủ chất đấy!



Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!


Theo: afamily



Bún thịt luộc sấu kho cực ngon cho ngày hè

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Miếng cơm cháy của mẹ

Ngày nay, nhắc tới cơm cháy, người ta nhắc tới món đặc sản giòn tan như bỏng, ăn cùng đủ thức cao lương mĩ vị, chà bông, hải sản, thịt bê, thịt dê.


Cũng gọi là cơm cháy, nhiều người lại nhớ tới miếng cơm lót đáy nồi đen xì, để nguội một tẹo đã cứng quèo với hạt gạo tóp teo . Miếng cơm cháy ấy, chắc chỉ còn trong kí ức một thời lam lũ.


Miếng cơm cháy của mẹ


Xưa chưa có bếp điện bếp ga, thời mới mở cửa hội nhập, nhà nào khá giả lắm mới có cái nồi cơm điện in hoa xách về từ biên giới. Cái thứ “hàng Tàu” ấy cũng là mơ ước của bao người. Hàng ngày, cơm vẫn được các bà, các mẹ nấu trên bếp củi, bếp rơm. Nấu được nồi cơm ngon bằng nguyên liệu ấy chẳng dễ dàng gì. Dễ chừng thời nay, đặt thanh củi với bát gạo vào tay mấy cô cậu mới lớn, chắc chỉ nhận được cái lắc đầu ngúng nguẩy hay bát cơm khê mà nhão nhoét.


Miếng cơm cháy của mẹ


Nấu cơm bếp củi rất dễ cháy, các mẹ phải ngồi canh lửa luôn luôn, hễ cơm sôi là dụi bớt củi, cơm cạn thì chỉ để than hồng lửa liu riu cho cơm chín từ từ. Nhưng dù có kì công đến mấy, đáy nồi cũng luôn có một lớp cháy. Khéo lửa thì cháy mỏng, vàng thơm; sơ sểnh tí chút là miếng cháy đã hóa đen xì, cục mịch. Thời đói nhóc đói nheo, nhìn lớp cháy, các mẹ buồn vị bát cơm cả nhà vơi đi đôi phần, nhưng lũ nhỏ lại chỉ hào hứng tranh giành nhau miếng cháy đáy nồi ấy.


Miếng cơm cháy của mẹ


Cơm cháy bếp củi vàng rộm, vừa thơm vừa giòn, ngon nhất là ăn ngay khi còn nóng. Miếng cháy tròn vành, mỗi đứa xúm lại tranh nhau một góc, đứa lớn nhường đứa bé, đứa đành hanh nằng nặc đòi chia phần nhiều. Cơm cháy bắt duyên với mắm kho ngon số một. Miếng cháy nấu bằng gạo xấu mà vừa dẻo vừa thơm, quyện lấy cái đậm đà của nước mắm, nước thịt phảng chút khen khét của đường cháy, hạt tiêu; ngon không bút sách nào tả xiết.


Miếng cơm cháy của mẹ


Giờ chẳng còn cơm cháy bếp củi nồi đồng, thỉnh thoảng nhớ miếng cơm cứng vàng thơm, người ta hay tự bật đi bật lại cái nồi cơm điện để cố lấy một lớp cháy mỏng dính. Miếng cháy ấy cũng giòn, nhưng chỉ được cái màu vàng lợt, cũng chẳng mấy thơm hương, ăn vào chỉ biết chép miệng nhớ nhung ngày xưa cũ. Cũng có nhiều hàng quán phục vụ đồ ăn theo phong cách xưa, họ bán cơm cháy kho quẹt, cơm cháy mắm chưng. Nhưng cảnh quán người đông nườm nượp mà chẳng ai phải tranh nhau để giành miếng cháy to, dù cố gắng cách mấy để hoài niệm quá khứ vẫn không sao tìm lại được vị cơm cháy quê mùa mẹ nấu, một miếng chia ba chia tư với anh chị ngày xưa.


Theo: MASK



Miếng cơm cháy của mẹ

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng

Với nguồn tài nguyên hải sản phong phú, ẩm thực Hải Phòng đa dạng, đa sắc màu và mang đậm hương vị biển.


Tại mảnh đất của những cá tính mạnh mẽ, có rất nhiều món ăn không chỉ được người dân nơi đây ưa chuộng mà còn nổi tiếng nhiều vùng miền, làm nên niềm tự hào cho người dân thành phố hoa phượng đỏ.


1. Bánh đa cua


Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất Cảng. Mỗi bát bánh đa là sư tổng hòa các màu sắc phong phú: màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Bánh đa cua muốn ngon phải dùng chính bánh đa đặc sản của làng Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng) nổi tiếng dẻo dai, ngâm nước lâu cũng không nát. Tương ớt ăn kèm tuy chỉ là yếu tố phụ cũng là loại đặc biệt, được chế biến theo một vài cách thứ gia truyền. Người Hải Phòng ăn bánh đa cua vào tất cả các bữa. Món ăn ngày nay đã nức tiếng khắp nơi, trở thành niềm tự hào của người dân đất Cảng, giống như phở của người Hà Nội hay bún bò đậm đà xứ Huế.


2. Bánh mì que


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Bánh mì que hay còn gọi là bánh mì cay là chiếc bánh “nhỏ mà có võ” của ẩm thực Hải Phòng. Hình dạng bánh thuôn dài, nhỏ chỉ độ 1/3 hay 1/5 chiếc bánh mì thông thường nhưng nổi tiếng với vị giòn ngon độc đáo. Bánh mì que đúng kiểu thường ăn với pa tê gan và rau thơm thái nhỏ, không thể thiếu tương ớt “chíu trương” – thứ làm nên vị cay đặc trưng của bánh mì Hải Phòng.


3. Bún tôm


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Bún tôm cũng là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng, có nguyên liệu chủ đạo là bún và hải sản (thông thường là tôm). Bún phải là loại bún sợi to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn non, chân giò. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá. Tuy mỗi nơi có cách biến tấu khác nhau nhưng nguyên liệu nhất thiết phải có một vài món xuất xứ từ vùng biển Hải Phòng thì mới được coi là bún tôm chuẩn.


4. Sủi dìn


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Sủi dìn tương tự bánh trôi tàu nhưng viên nhỏ hơn. Món ăn mang cái tên nghe có phần lạ tai bởi có xuất xứ từ cộng đồng người Hoa sống ở Hải Phòng trước đây. Nguyên liệu chính tạo nên sự hấp dẫn cho sủi dìn là bột nếp, vừng đen, dừa nạo, gừng tươi, đường cùng hương liệu đặc biệt. Cũng tương tự bánh trôi tàu, vị nước gừng ấm nóng của món sủi dìn thích hợp ăn vào mùa đông hơn cả. Món ăn lâu nay đã trở thành món quà vặt phổ biến đất Cảng mùa lạnh. Tuy nguyên liệu dễ kiếm nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến sủi dìn ngon. Nếu không khéo léo có thể làm vỡ nhân hoặc nhân bật ra ngoài vỏ.


5. Cơm cháy hải sản


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Không cần phải tới mảnh đất cố đô Ninh Bình mới có thể thưởng thức cơm cháy. Người Hải Phòng cũng có cơm cháy, lại mang hương vị biển độc đáo, ấy là cơm cháy hải sản. Ngoài cơm cháy giòn, nước sốt trong món cơm của người Hải Phòng được chế biến từ các nguyên liệu hải sản từ biển quê hương như tôm, cua, mực, tu hài…Vì vậy mà món cơm cháy Hải Phòng mang hương vị rất riêng, khác biệt hoàn toàn với cơm cháy vùng đặc sản dê núi Ninh Bình.


6. Nem cua bể


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Người nước ngoài đến Hà Nội thường rất mê những chiếc nem cua bể vuông vức, giòn rụm. Thật ra, món ăn này nổi tiếng hơn cả phải là ở Hải Phòng. Ngoài những nguyên liệu thông thường của món nem miền Bắc, nem cua bể có thêm sự có mặt của thịt cua bể, cũng là một trong những đặc sản của vùng biển quê hương. Chiếc bánh đa nem tuy giản đơn nhưng cũng phải là loại bánh tráng sản xuất theo phương pháp truyền thống địa phương, gói bọc nhân nem rồi gấp thành miếng vuông vức đẹp mắt, khi chiên lên vẫn còn nguyên hương vị đặc trưng của cua bể. Nem có thể chấm với nước chấm hoặc ăn kèm bún và rau sống.


7. Lẩu cua đồng


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Cua đồng tuy không phải là đặc sản vùng biển nhưng lẩu cua đồng chế biến theo kiểu Hải Phòng vẫn có những đặc trưng không thể trộn lẫn với nhiều nơi khác. Nước dùng lẩu cua Hải Phòng rất đậm đà và nhiều gạch, ăn kèm với bánh đa đỏ và chả cá biển đều là “chính hãng” đất Cảng. Ngoài vị ngon, lẩu cá Hải Phòng còn khá rẻ so với món tương tự ở Hà Nội hay một vài nơi khác.


8. Bún cá biển


8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng


Bên cạnh bún cá đồng cũng đã nức tiếng xa gần, Hải Phòng còn có thêm món bún tận dụng tiềm năng hải sản phong phú của mình nữa là bún cá biển. Bún cá biển có vị thơm; thịt cá biển săn chắc, ngọt đậm; không thể thiếu miếng chả cá dai ngậy. Tùy khẩu vị, có người còn thích ăn bún cá với móng giò, bởi vị chua cay dịu của nước dùng có thể dung hòa hoàn hảo các nguyên liệu với nhau. Tuy dùng cá biển nhưng bún cá được chế biến theo phương thức bí truyền nên rất dễ ăn và không ngán.


Ngoài ra, ẩm thực thành phố hoa phượng đỏ còn vô số món ngon mời gọi như các loại hải sản tươi ngon, gỏi cá thanh mát, nem thính lạ vị…Những món ăn Hải Phòng đều hội tụ đủ hương vị ngọt ngào lẫn mạnh mẽ, mềm mại mà không thiếu phần cay tê quyết liệt, cũng như cốt cách và cá tính nổi bật của người dân đất Cảng.


Theo: depplus/ MASK



8 món ngon lừng lẫy đất Hải Phòng

Các bài thuốc chữa bệnh từ ổi

Cây ổi được biết đến như một phương thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm. Từ thân cây, lá, quả ổi đều có thể được dùng làm thuốc.


Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương… Lá ổi thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.


1. Trị tiêu chảy do lạnh


Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 – 5 ngày.


2. Trị tiêu chảy do nóng


Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.


3. Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu



Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.


4. Giảm đau nhức răng do sâu răng


Vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.


5. Trị mụn nhọt mới phát


Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.


6. Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da)


Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.


7. Trị rôm sảy, mẩn ngứa


Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.


8. Chữa ho, sốt, viêm họng


Lá ổi non 20g đến 40g phơi khô, sắc uống.


9. Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn


Búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương.


10. Chữa vết loét lâu lành ở chân, tay


Búp ổi, lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 hoặc 3 lần.


11. Chữa viêm dạ dày – ruột cấp tính


Lá ổi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa bằng các kích thích enzym tiêu hóa, khảng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn trong lớp niêm mạc ruột, dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của các enzym độc. Lấy lá ổi non cắt nhỏ, sao với một nắm gạo, sau đó cho khoảng 0,5 lít nước vào sắc đến khi còn 2/5 lượng nước ban đầu rồi lọc lấy nước uống. Uống 2 -3 lần mỗi ngày.


Chữa vết thương chảy máu, vết loét, bầm dập do chấn thương: lá ổi tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát nhuyễn, đắp lên chỗ đau.


12. Có lợi cho người bị bệnh tiểu đường


Để giảm lượng đường trong máu, người tiểu đường có thể uống nước ép quả ổi hoặc ăn vài quả ổi từ 200 – 250g mỗi ngày.


Ngoài ra, bạn có thể lấy lá ổi sắc nước uống hàng ngày.


13. Chữa băng huyết


Quả ổi sao khô, đốt cháy, tán bột rồi pha với nước uống. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g.


14. Trị mụn trứng cá


Lá ổi có hiệu quả trong việc loại bỏ các nốt mụn trên da. Chúng có chứa một chất khử trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. Lấy la ổi non rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên các nốt mụn. Thực hiện hàng ngày cho tới khi mụn biến mất


Lưu ý: Không dùng cho những người đang bị táo bón.


Theo: phunutoday



Các bài thuốc chữa bệnh từ ổi

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà

“Cốm Vòng, gạo tám Mễ trì/ Tương Bần, húng láng còn gì ngon hơn”. Câu ca dao quen thuộc đã gợi ra không ít những đặc sản quen thuộc của vùng quê Bắc Bộ. Trong đó, nhắc đến tương, món ăn đồng quê dân dã đã có từ hàng ngàn đời, người ta sẽ nhớ ngay tới tương của người làng Bần, Yên Nhân, Hưng Yên.


Người ta hay nói nôm na, tương Bần là tương của nhà nghèo, bởi bần là nghèo. Nhưng nguồn gốc cái tên Bần thực ra gắn với tên làng làm loại tương ngon nức tiếng xa gần: làng Bần, Hưng Yên. Món ăn dân dã ấy còn đã từng một thời là sản vật tiến cống cung đình.


Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà


Tương Bần được coi trọng như vậy là ở chính hương vị độc đáo của loại đặc sản này mang tới cho khẩu vị người ăn, chỉ dùng một lần là sẽ nhớ mãi. Cũng từ ấy, thương hiệu tương làng Bần vang danh xa gần, trở thành thứ đặc sản phố Hiến, đặc sản Việt Nam. Tương bần tuy là thứ nước chấm bình dị, dân dã nhưng lại chứa đựng nhiều tinh hoa. Từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khâu chế biến đều đòi hỏi rất nhiều sự cầu kỳ và khéo léo.


Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà


Làm tương là một quá trình công phu, phải trải qua nhiều khâu như ủ mốc, ngả tương và ủ tương. Việc chọn nguyên liệu kĩ là một trong những khâu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Tương Bần được làm tự gạo nếp hoa vàng và đỗ tương được trồng tại chính mảnh đất Hưng Yên. Những hạt đỗ to tròn, nhiều đạm, không chín mọt được rang vàng, dậy mùi thơm ngậy. Trước đây người thợ thường rang thủ công khi rang trộn lẫn với cát để đỗ vàng, thơm và giòn hơn. Ngày nay, chiếc lò bánh mì tự động đã thay thế cho sức người, lại mang tới hiệu quả cao hơn.


Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà


Đỗ tương rang xong đem xay nhỏ, ngâm trong chum sành với nước từ 7 đến 1 ngày để đỗ lên màu vàng đỏ. Gạo nếp ngâm kĩ đem nấu thành xôi sao cho khô hạt rồi rải ra nia cho tới khi mốc vàng. Làm mốc phải trở đều tay, canh thường xuyên sao cho cơm mốc đều, thứ mốc phải nhuộm màu vàng ươm. Quá trình lên mốc sẽ sinh nhiệt, người làm tương còn cần phải xoa mốc cho mốc ẩm, nhiệt độ đều nhau, hàng ngày đều phải lặp đi lặp lại quy trình đó.


Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà


Khi mốc đã lên hoa hòe, người thợ sẽ trộn lẫn nước ngâm đỗ với gạo, bóp cùng muối tinh, cho thứ hỗn hợp ấy vào các chum sành rồi mang ra phơi nắng. Việc chọn chum sành cũng có ý nghĩa riêng của nó. Chum sành giữ được ánh mặt trời lâu hơn, giúp tương nhanh chín và chín nhừ hơn. Trong khoảng thời gian “nhờ trời”, tương không được cho thêm bất cứ chất phụ gia bảo quản nào, không sẽ làm hỏng tương.


Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà


Thời điểm hè, đầu thu thích hợp để làm tương hơn cả bởi lúc này tương sẽ được phơi cho đã nắng. Nắng càng to, tương càng sánh, càng vàng; thứ nắng gắt của mùa hè là xúc tác tạo nên thứ tương ngon lành hơn cả. Người làm tương sáng sáng lại phải đi đảo tương, cho tương ngấm ngấu, trưa lại đảo thêm một vòng, để tương lấy được nhiều nhiệt nhất. Tương phải được phơi nắng ít nhất 2 tháng,  cao hơn có thể từ 2 đến 3 năm. Càng được phơi nắng kĩ, tương càng dậy mùi dậy sắc.


Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà


Tương chín có vị ngon ngọt của đỗ tương, của gạo nếp hoa vàng. Cùng với sắc vàng cánh gián, hương thơm xực mùi nắng, hít hà đã thấy đậm đà. Khác với nhiều làng nghề làm tương khác, hạt đỗ làm tương làng Bần được xay vỡ đôi vỡ ba, thêm gạo nếp nên tương Bần sánh mịn, ngọt ngào mà không phải vị đường. Tương Bần đằm thắm, vị dịu dàng, mang hương vị đặc trưng của vùng miền quê đồng bằng Bắc Bộ.


Theo: MASK/ depplus



Tương làng Bần - mộc mạc mà đậm đà

Đàn ông cao đặc biệt thu hút phái đẹp!

Trong con mắt của nam giới, một khuôn mặt xinh và một dáng vóc chuẩn là hai điều quan trong nhất khi họ đánh giá vẻ bề ngoài của người phụ nữ. Nhưng với phụ nữ, có một điều gần như chắc chắn rằng, người đàn ông được họ chọn lựa phần lớn phải là người cao hơn họ.


Những nhận định này được tổng hợp lại từ một kết quả nghiên cứu gồm hai phần, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ hai trường đại học là Bắc Texas và đại học Rice.


Thực tế cho thấy rằng, mặc dù “ có bước tiến trong vấn đề về quan niệm và thực tế’’ nhưng chiều cao vẫn đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong quyết định hẹn hò. Một ví dụ, thông tin lấy từ bản nghiên cứu chỉ ra rằng: hơn một nửa hoặc 55% phụ nữ chỉ muốn hẹn hò với người đàn ông cao hơn họ, tỷ lệ 48% về điều tương tự cũng được tìm thấy trong một kết quả nghiên cứu khác của trang tin CBS.


Đàn ông cao đặc biệt thu hút phái đẹp!


Lý thuyết về sự tiến hóa của tâm lý học cho rằng: các điểm giống nhau là quy tắc giữ vị trí áp đảo trong vấn đề về giao phối của con người. Giáo sư xã hội học Michael Emerson, Allyn và Gladys Cline, cả ba đồng thời cùng giữ vai trò là đồng giám đốc của trung tâm nghiên cứu đô thị tại trường đại học Rice’s Kinder và đồng tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết trên trang Phys.org “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các đặc tính vật lý như: chiều cao, sự giống nhau không là quy tắc chi phối, đặc biệt là đối với phụ nữ”.


Vậy thì tại sao hầu hết phụ nữ thích đàn ông của họ đầu tiên là phải cao? Nghiên cứu cũng lưu ý rằng phụ nữ có cảm giác an toàn và che chở khi người bạn đời của họ cao hơn.


Một cô gái có chiều cao khoảng 1m50 cho biết: “ Tôi thích cái cảm giác về sự an toàn và tinh tế đồng thời ở người bạn đời”. Như vậy là có cái gì đó khá kỳ lạ trong suy nghĩ và cả con mắt về việc tìm kiếm người đàn ông. Ngoài ra cũng còn có một vài thứ ngắn gọn hơn đề cập đến việc, đàn ông có thể đi giầy đế cao và phụ nữ thì muốn để cánh tay đặt lên được cổ của chàng.


Đàn ông có cái nhìn toàn diện hơn về ngoại hình và không bị ảnh hưởng chi phối bởi nhân tố chiều cao, tuy nhiên vẫn có một số cho biết, bản thân họ chỉ hẹn hò với các cô nàng thấp hơn họ khoảng 25.5%.


Đàn ông cao đặc biệt thu hút phái đẹp!


Theo tác giả nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư George Yancey tại đại học Bắc Taxas: Sự ưu ái về chiều cao có thể liên quan đến những kỳ vọng xã hội và định kiến về giới. Ví dụ, đối với phụ nữ, họ quá cao có thể là một điểm trừ, ngược lại, đàn ông cao lại là một dấu hiệu mang tính tích cực mạnh mẽ – che chở. Xã hội vẫn luôn coi trọng việc đàn ông giữ vai trò chi phối còn người phụ nữ có trách nhiệm phục tùng. Và hình ảnh về một người đàn ông cao bên người phụ nữ thấp bé càng khẳng định quan điểm đó.


Cá nhân bạn sau khi đọc, có suy nghĩ gì? Bạn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghiên cứu này?


Theo: MASK



Đàn ông cao đặc biệt thu hút phái đẹp!

2 món canh chua lạ miệng cho ngày nóng

Khí trời nóng bức sẽ làm mọi người ăn uống kém. Bạn thử đổi món nấu canh chua tôm hoặc canh chua hải sản để bữa cơm ngon miệng và mát hơn.


1. Canh chua hải sản


Nguyên liệu:


- Mực: 100 g


- Tôm sú: 150 g


- Thịt cua: 50 g


- Thơm, bạc hà: 50 g mỗi loại


- Bông so đũa: 50 g


- Cà chua: 1 trái


- Ngò gai, rau om: 30 g


- Ớt sừng: ½ trái


- Tỏi băm: 1 muỗng


- Me chín: 30 g


Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu.


2 món canh chua lạ miệng cho ngày nóng
Canh chua hải sản.


Cách làm:


Mực cắt miếng vừa ăn, tôm lột vỏ. Ướp tôm, mực với 1 muỗng tiêu, 1 muỗng hạt nêm. Thịt cua xào với rượu trắng cho thơm. Ướp với ít tiêu. Phi 1 muỗng dầu với tỏi băm, cho hải sản vào xào săn. Nấu sôi 1 lít nuớc, cho 1/3 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1/2 chén nước me dằm vào. Cho hải sản đã xào vào, tiếp tục cho các loại rau vào vừa sôi tắt lửa. Nêm 1 muỗng nước mắm, cho rau om, ngò gai cắt nhỏ và ớt cắt lát.


Ăn nóng với nước mắm nguyên và ớt.


2. Canh chua tôm


Nguyên liệu:


- Tôm sú tươi: 200 g


- Thơm: 1/8 trái


- Đậu bắp: 3 trái


- Cà chua: 1 trái


- Giá: 100 g


- Bạc hà: 50 g


- Rau om, ngò gai: một ít


- Nước dùng: 1 lít


- Me chín: 30 g


Gia vị: Ớt sừng ½ trái, tỏi 1 củ, muối, tiêu, đường, bột nêm, nước mắm.


2 món canh chua lạ miệng cho ngày nóng
Canh chua tôm.


Cách làm:


Tôm làm sạch, lột vỏ, bỏ đầu chừa đuôi, ướp ít tiêu, bột ngọt. Rau cắt miếng vừa ăn. Dằm lấy ½ chén nước me. Tỏi đập dập. Phi vàng tỏi, ớt băm với dầu, cho tôm vào đảo nhanh, trút để riêng.


Cho nước dùng vào nồi nấu sôi. Thêm 1/2 chén nước me, 1 muỗng đường, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng bột nêm, nêm canh có vị chua ngọt mặn vừa. Cho đậu bắp vào nấu 1 phút, tiếp tục cho tôm vào, nước sôi tắt lửa. Cho tôm đã xào vào, nêm 1 ml nước mắm. Múc canh ra tô, cho rau om ngò gai cắt nhỏ, tỏi phi, ớt cắt lát vào, canh chua ăn nóng với nước mắm nguyên và ớt.


Lưu ý:


- Trừ đậu bắp, các loại nguyên liệu nên cho vào nước canh nấu khoảng 1 phút, sau đó cho các thứ rau còn lại vào, canh vừa sôi nên tắt lửa ngay. Rau vừa chín còn giòn, nếu nấu lâu các loại rau sẽ bị nhũn không ngon.


Theo: vnexpress



2 món canh chua lạ miệng cho ngày nóng

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm

Thật kì lạ, mảnh đất không có mặt nào giáp biển lại cho ra đời loại muối mặn mòi, thơm ngon không ở đâu sánh được.


Tây Ninh là tỉnh biên giới Tây Nam, giáp ranh Campuchia. Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc đáo: muối tôm. Có điều, mảnh đất Tây Ninh khắc khiệt cằn khô chỉ có núi không có biển, thiếu cả muối lẫn tôm mà lại sản sinh ra thứ đặc sản nức tiếng này, thật vô vàn kì lạ.


Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm


Nguyên liệu chính của loại gia vị độc đáo ấy là muối và tôm hiển nhiên phải được nhập về từ các vùng biển, rồi qua bàn tay chế biến khéo léo của những người dân cần cù sáng tạo nơi đây đã cho ra đời loại muối tôm được nhiều người ưa chuộng, hương vị vượt xa nhiều loại muối tương tự ở các vùng cận biển vốn được thiên nhiên ưu ái khác.


Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm


Tây Ninh không có muối, lại càng chẳng có tôm, nhưng mảnh đất khắc nghiệt, đầy nắng gió này lại có loại ớt ngon nhất, làm thành vị cay không thể thiếu cho món muối tôm. Để làm ra muối tôm, công đoạn đầu tiên là lựa ớt, những quả ớt tươi ngon nhất, đỏ nhất trong vườn sẽ được chọn dùng. Sau đó phải chọn tôm, lấy những con tôm khô chắc thịt nhất, sạch sẽ và khô ráo nhất.


Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm


Cả ớt và tôm đều cần đem khơi phô rồi xay, giã nhuyễn với tỏi, củ cải đỏ, hạt nêm… Kế đó, đem ớt trộn đều với muối, công đoạn đòi hỏi khá nhiều sự tỉ mỉ và kinh nghiệm, sao cho tỉ lệ muối – ớt – tôm hài hòa, hợp lý. Hỗn hợp sau khi trộn được đem đi rang, muối có màu tươi hay không phụ thuộc rất nhiều ở thời gian thử thách trên lửa này.


Phải rang thật đều tay để hạt muối ngấm ớt, ngấm bột tôm đỏ au, ánh lên như màu gạch mới. Cũng không được bớt thì giờ, tăng lửa mà muối trở nên khô quách, mất cả mùi lẫn vị. Muối rang xong còn phải tiếp tục mang phơi nắng với thời gian nhất định mới giữ được mùi vị và hương thơm lâu bền.


Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm


Muối tôm là gia vị không thể thiếu trong đời sống người Tây Ninh. Muối được dùng làm thức chấm quen thuộc cho các loại trái cây nhạt hoặc chua như xoài, cóc, ổi… Muối tôm còn là bí quyết tạo nên vị ngon khó cưỡng của món bánh tráng trộn vốn đã quen thuộc với nhiều người.


Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm


Không chỉ còn là thứ gia vị gần gũi trong đời sống người địa phương, muối tôm Tây Ninh ngày nay còn là món đặc sản được nhiều nơi, nhiều vùng miền yêu thích. Khách du lịch có dịp tới mảnh đất giáp biên miền Tây, không ai quên lựa vài hộp muối tôm về làm quà tặng cho người thân.


Thưởng thức món muối mặn mòi, dân dã, bình dị, ta càng yêu, càng trân trọng những tinh hoa của ẩm thực dân tộc và những sáng tạo vượt mọi hoàn cảnh của những người dân Việt chân chất, đáng mến.


Theo: MASK



Khám phá Tây Ninh từ đặc sản muối tôm

Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam

Xưa kia, những món ăn được coi là đặc sản của mỗi vùng đất đều được vinh dự mang tiến vua. Không chỉ có sơn hào hải vị, những món thông thường nhưng tại một mảnh đất nào đó mới có vị ngon đặc biệt cũng trở thành món tiến vua, mang về niềm tự hào cho quê hương. Dưới đây là danh sách các món tiến vua nức tiếng, vang danh một thời.


1. Cá anh vũ


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Trong những đặc sản tiến vua, sang trọng bậc nhất, quý hiếm bậc nhất phải kể đến loài cá “môi dày” có tên anh vũ. Loài cá thuộc họ cá chép là đặc sản của vùng ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ, nơi hội tụ của sông Lô, sông Thao, sông Đà.


Cá ngon nhất ở khối sụn môi, cũng là đặc điểm kì thú nhất của loại cá này. Môi cá phát triển như vậy là do chúng chỉ ăn loại rêu mọc trên đá ở lòng sông, chúng thường dùng môi để gặm, lúc ngủ cũng dùng môi để bám trụ vào đá, chống lại luồng nước chảy.


Thịt cá Anh vũ trắng, chắc và thơm ngon, không những vậy còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, là đặc sản được nhiều đời vua ưa thích.


2. Chim sâm cầm


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Chim sâm cầm di cư từ phương Bắc, sống thành đàn ở những nơi có nước như ao, hồ, đầm lầy, sông ngòi có nhiều cây thủy sinh, xưa được bắt gặp ở Hồ Tây là nhiều hơn cả. Tương truyền loài chim có tên sâm cầm bởi chim ăn nhiều sâm quý trên núi, vì đó thịt chim cũng được coi là vị thuốc đại bổ.


Chim sâm cầm là sản vật tiến vua của vùng Hồ Tây từ năm Tự Đức thứ 17 đến năm Tự Đức 24. Thịt chim mềm, màu đỏ tươi, chế biến thành nhiều món cầu kì. Do có sự tích và là sản vật quý dâng vua nên chim sâm cầm bị săn bắt tràn lan, đến nay gần như đã không còn dấu vết.


3. Gà Đông Tảo


Gà Đông Tảo, hay gà “chân voi” là sản vật tiến vua đặc biệt quý hiếm chỉ được nuôi cổ truyền ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên và cũng chỉ có duy nhất ở Việt Nam, không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào trên thế giới.


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Đặc điểm nổi bật của gà Đông Tảo là hình dáng bệ vệ cùng đội chân lớn sù sì, to cỡ cổ tay trẻ nhỏ. Đây cũng là phần thịt ngon và quý nhất của gà Đông Tảo. Trước đây, gà thường được dùng để cúng tế hoặc tiến Vua. Ngày nay, số lượng gà Đông Tảo thuần chủng còn lại rất ít, trị giá rất cao (hơn 1 cây vàng/ cặp trống và mái).


4. Yến sào


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Yến sào là tổ của chim yến, được làm hoàn toàn từ nước bọt chim yến. Tổ yến xưa là sản vật quý dâng vua, và chỉ các nhà vương giả mới đủ tiền mua. Đến ngày nay, đây vẫn là thực phẩm bổi bổ đắt đỏ, không phải ai cũng đủ khả năng mua được.


Yến sào có thể được chế biến thành nhiều món như nước yến, huyết yến, chè yến, súp yến. Tổ yến là món “thập toàn đại bổ”, có thể thu hoạch nhiều nhất ở Khánh Hòa, nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam.


5. Chuối ngự


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Chuối ngự là sản vật tiến vua của mảnh đất Nam Định, là thành quả lòng cảm kích của nhân dân trước công lao to lớn của vua quan nhà Trần đánh giặc giỏi, trị nước tài. Và cũng vì cảm kích lòng dân mà vua ban danh cho sản phẩm ấy là chuối ngự, nghĩa là thuộc về nhà vua, chứ không phải sản vật “tiến” vua như nhiều thứ khác.


Chuối ngự Nam Định quả rất nhỏ, khi chín có màu vàng ươm như tơ tằm, mùi thơm ngát, vị ngọt thanh. Trong các loại chuối thì dáng chuối ngự đẹp nhất, từ buồng đến nải lẫn quả, là giống chuối quý cần được giữ gìn.


6. Rau muống Linh Chiểu


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Vùng đất cổ Sơn Tây có bốn đặc sản tiến vua, ngoài ba loại động vật quý hiếm có sự xuất hiện duy nhất của một loại rau, ấy là rau muống Linh Chiểu, có nguồn gốc từ làng Linh Chiểu, Phúc Thọ, Hà Nội. Rau muống Linh Chiểu không hề chát, ăn giòn, vị đậm đà, dù luộc, xào hay nhúng lẩu đểu giữ nguyên màu xanh và vị giòn ấy.


Giống rau quý ấy vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Với nhiều người dân trong làng, rau muống Linh Chiểu không chỉ đơn thuần là thực phẩm để ăn, để bán mà còn trở thành một thứ quà quý để mang biếu.


7. Nhãn lồng Hưng Yên


Nhãn lồng Hưng Yên là loại quả có vỏ gai, dày và vàng sậm. Cùi nhãn lồng dày xếp hình dẻ quạt, khô mọng căng nước và hạt nhỏ, có vị thơm ngọt sắc sảo như đường phèn. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, quả chín đúng vụ vào tháng sáu âm lịch.


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Tương truyền, nhãn lồng được trồng ở Kinh kỳ Phố Hiến, ngay trong Đình Hiến và đã được dựng bia ghi danh. Giống nhãn lồng Hưng Yên đã từ lâu đã có tiếng là thơm ngon nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là “nhãn tiến vua”.


8. Vải thiều Thanh Hà


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Trong các vùng có trồng cây vải ở Việt Nam, vải thiều Thanh Hà, Hải Dương là nổi tiếng hơn cả. Vải thu hoạch từ các cây trong khu vực này thường có vị thơm và ngọt hơn các nơi khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây).


Vải Thanh Hà còn có đặc điểm hạt rất nhỏ, cùi dày, thịt quả chắc vô cùng ngon miệng. Xưa kia, đây là thức quả thường xuyên có trong danh sách là sản vật tiến vua của địa phương.


9. Gà chín cựa


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Gà chín cựa ngỡ chỉ có trong truyền thuyết kén rể của vua Hùng thực chất lại có thật, và đang được nhân giống lên hàng vạn con. Hiện nay, giống gà quý được nuôi ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Phú Thọ…


Trước kia, gà chín cựa được nuôi để tiến vua. Ngày nay, đây cũng là một loại đặc sản quý chuyên dùng để biếu tặng. Gà có giá bán trên thị trường khoảng 3 triệu đồng/con. Gà cho thịt ngon, các thớ thịt săn chắc, da dày và giòn như gà chọi, thịt ngọt và thơm, bùi.


10. Bánh phu thê


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê.


Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp lá chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.


11. Bưởi đỏ Luận Văn


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Khác với các giống bưởi khác thường có màu xanh hoặc vàng, bưởi Luận Văn có màu đỏ, là đặc sản của vùng Thọ Xuân, Thanh Hóa. Màu đỏ của bưởi cùng là đặc điểm nổi bật biến thứ quả quê này trở thành đặc sản tiến vua thời Hậu Lê.


Khi chín, quả bưởi chuyển dần sang màu đỏ gấc, vỏ quả, cùi quả, vỏ múi, có màu đỏ rất đẹp mắt, múi bưởi đỏ hồng, mọng nước, ngọt, hương thơm đặc trưng. Màu đỏ còn là màu tượng trưng cho sự may mắn, nên loại quả này cũng rất được ưa chuộng trong các dịp lễ tết.


12. Nước mắm Nam Ô


Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam


Làng Nam Ô (Hoà Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) xưa nay đã lừng danh với nghề làm nước mắm “tiến vua”. Thương hiệu nước mắm Nam Ô không lẫn vào các loại nước mắm khác, do hương vị chế biến từ một thứ nguyên liệu độc đáo – con cá cơm than.


Mắm người làng Nam Ô làm ra cho chất lượng nguyên chất, tuyệt hảo, sản phẩm tinh khiết, hợp vệ sinh, chất đạm vừa phải, rất cần thiết cho sức khỏe”…


Theo: MASK



Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam